Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Phòng tránh sỏi thận cực kỳ đơn giản

Sỏi thận là chứng bệnh thường thấy nhất trong các bệnh về tiết niệu, sỏi thận được hình thành do quá trình tích tụ oxalate calcium, phosphate, ureate hoặc cystine… từ những thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống…
Muốn tránh sỏi thận, bạn hãy ngăn chặn nguy cơ tích tụ chất cặn bã bằng một số gợi ý sau:
Tư thế ngủ

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với những người thường ngủ nghiêng một bên. Họ nhận thấy những người này sẽ có xu hướng bị sỏi thận ở phía bên nghiêng xuống.
Sở dĩ có hiện tượng này là do tư thế nghiêng khiến máu bị cản trở, khó lưu thông xuống thận ở vị trí đó nên khả năng lọc các chất khoáng trong vùng thận giảm. Chính vì vậy, vùng nằm nghiêng xuống sẽ dễ bị tích tụ cặn bã hình thành nên sỏi.
Vậy, để giảm bớt sự tích tụ lớn dần ở thận, bạn nên nằm ngủ ở nhiều tư thế. Đồng thời khi làm việc trong văn phòng, bạn cũng không nên ngồi yên một chỗ quá lâu mà nên thường xuyên đứng lên đi lại để tăng cường chức năng lọc của bể thận.
Uống nhiều nước, không nhịn tiểu
Thiếu nước và nhịn tiểu nhiều lần là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tích tụ cặn bã đường tiết niệu. Đặc biệt với môi trường làm việc công sở, hoặc người hay di chuyển ngại uống nước, ngại đi vệ sinh càng dễ bị. Việc uống nhiều nước sẽ giúp lưu thông máu, hòa tan và “rửa trôi” các chất cặn bã theo nước tiểu.
Do đó, các chuyên gia tiết niệu khuyên để phòng tránh bệnh tốt nhất là tạo thói quen uống nhiều nước, ngay cả khi không cảm giác khát. Nhưng lưu ý trà đá không phải là loại nước tốt giúp tránh sỏi thận.
Các chuyên gia Đại học Loyola University (Mỹ) khuyến cáo rằng trong trà đá có nhiều thành phần oxalate để hình thành nên sỏi. Nước lọc là loại tốt nhất giúp chống sỏi thận.
Cân chỉnh một số vitamin
Thực phẩm giàu canxi từng bị tố cáo là tăng nguy cơ sỏi thận, còn vitamin C lại có thể dễ dàng chuyển hóa thành oxalate.
Một nghiên cứu trên 85.557 phụ nữ tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) cho thấy lượng vitamin C quá cao đã gây nên nguy cơ hình thành sỏi thận.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên những người có tiền sử bị sỏi thận nên hạn chế việc bổ sung hàm lượng vitamin C và các nguồn thực phẩm giàu canxi.
Đề phòng thực phẩm giàu oxalate
Sự kết hợp giữa oxalate và calci dư thừa trong cơ thể sẽ là điều kiện lý tưởng tạo nên sỏi. Chất oxalate có nhiều trong rau muống, bột mì, sôcôla… thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gia cầm cũng khiến lượng oxalate tăng lên.
Song thường thì các thực phẩm trên lại nằm trong danh sách khoái khẩu của nhiều người. Vì vậy nếu bạn muốn tránh bệnh thì hãy tiết chế việc dung nạp những loại thực phẩm trên vào cơ thể
Bổ sung cam, chanh

Trong cam, chanh có hàm lượng citrate cao, chúng là ‘chiến binh’ cản trở sự tăng trưởng, bào mòn viên cặn bã.
Giảm muối trong đồ ăn
Chế độ ăn giàu muối khiến cho calci bị đẩy vào đường tiểu nhiều hơn nên nguy cơ hình thành sỏi thận cũng cao hơn. Do vậy, bạn không nên “ham” quá nhiều món muối như dưa chua, cà muối và các món mặn.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Biện pháp phòng và chữa trị bệnh đau vai gáy

Chứng đau vai gáy tuy không xảy ra thường xuyên và nguy hiểm đến mạng sống nhưng nó gây khó chịu, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến sức lao động và chất lượng cuộc sống.

Hội chứng đau vai gáy tuy không  xảy ra thường xuyên và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh song nó gây khó chịu, mệt mỏi, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa có thể nói không với căn bệnh này.
Đau vai gáy và các triệu chứng

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ do sự co cứng cục bộ, đột ngột không phải do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Đây là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ - xương - khớp - mạch máu vùng vai và gáy, gây ra co cứng và đau rút cục bộ.
Triệu chứng đầu tiên người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy là đau cơ vùng cổ, gáy, vai và phần lưng trên. Khi bệnh nặng hơn, các dây thần kinh vùng cổ đều bị chèn ép khiến mọi vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ - vai - gáy rất đau. Cơn đau có thể lan tới cánh tay, lòng bàn tay, ngón tay.
Đau vai gáy thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên bệnh đang ngày càng trẻ hóa do thói quen ngồi làm việc trong thời gian dài hoặc sinh hoạt không khoa học với những động tác sai.
Phương pháp phòng ngừa đau vai gáy
Các cụ xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy cần phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế.
Đặc biệt lưu ý, không làm việc quá lâu tại bàn giấy, với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
Ngoài ra, không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc. Theo thói quen, nhiều người khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
Cách xử lý khi bị đau vai gáy

Khi bị đau vai, gáy cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.
Ngoài ra người bệnh cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; Vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, cứ 45-60 phút giải lao một lần; Tránh căng thẳng; Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống...

Phải làm gì khi bị đau họng?

Thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột, bất thường là nguyên nhân gây ra các căn bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đau họng, viêm họng. Để hạn chế, bác sĩ Jeffrey Linder của Bệnh viện Brigham và Phụ nữ Boston (Mỹ) đã đưa ra những biện pháp cực kỳ đơn giản.

Thời tiết thay đổi, nóng lạnh đột ngột, bất thường là nguyên nhân gây ra các căn bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đau họng, viêm họng. Để hạn chế các cơn đau, bác sĩ Jeffrey Linder của Bệnh viện Brigham và Phụ nữ Boston (Mỹ) đã đưa ra những giải pháp cực kỳ đơn giản.
Đau họng là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh do tác dụng phụ của dây thanh âm bị căng, hoặc dấu hiệu của viêm họng. Đau họng thường xảy ra đối với người già, trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch yếu khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh đột ngột, bất thường.
Những phương pháp chữa đau họng
Chanh mật ong

Chanh có vị chua, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất tốt cho sức khỏe. Thành phần của chanh chứa các chất chống oxy hóa, hàm lượng lớn vitamin C và là loại quả được áp dụng chữa đau họng, viêm họng.
Đối với viêm họng, chanh có thể giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cổ họng và tăng sức chống đỡ cơ thể. Bởi vậy, dùng chanh chữa ho, viêm họng cho trẻ nhỏ cực kì hiệu quả.
Phương pháp thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy chanh tươi vắt lấy nước và trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 2:1 rồi uống. Mỗi ngày uống từ 2-4 lần sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra có thể sử dụng mật ong, chanh đào hoặc chưng mật ong và quất sau đó ngậm chữa ho, đau họng rất hiệu quả.
Súc miệng với nước muối
Một số nghiên cứu cho thấy súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm có thể làm giảm sưng ở cổ họng và làm loãng chất nhầy, giúp đẩy chất gây kích ứng hay vi khuẩn ra ngoài.
Do đó, các bác sĩ khuyên nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước sau đó nhỏ thêm một lượng nhỏ mật ong để làm ngọt hỗn hợp rồi súc miệng ngày 2 lần sẽ giảm đau họng, phòng ngừa viêm họng.
Uống nhiều nước

Theo các chuyên gia y tế, mỗi người tùy theo lứa tuổi, trọng lượng cần phải đảm bảo lượng nước từ 1,5 đến 2,5 lít nước/ngày để đảm bảo lượng nước cho cơ thể, sức khỏe.
Đặc biệt khi cổ họng bị kích thích hoặc bị viêm rất cần duy trì nước trong cơ thể. Do đó, bạn nên uống đủ nước để nước tiểu sáng màu giúp các màng nhầy ẩm và có khả năng chống lại vi khuẩn và các chất kích thích như chất gây dị ứng tốt hơn. Qua đó giúp cho cơ thể chống lại triệu chứng cảm lạnh khác.
Nghỉ ngơi
Trong thực tiễn mặc dù nghỉ ngơi không phải là phương pháp chữa đau họng, viêm họng nhưng đây lại là cách tốt nhất chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng.
Theo các bác sĩ, phần lớn các bệnh viêm họng là do virus cảm lạnh, do đó việc cho cơ thể nghỉ ngơi sẽ giúp bạn chống lại virus, ngăn ngừa bệnh.
Ngoài ra bạn có thể thưởng thức một tách trà thảo dược ấm để làm dịu viêm họng. Nguyên nhân do trà chứa chất chống oxy hóa tăng cường khả năng miễn dịch, tránh nhiễm trùng và chữa lành nhanh hơn.

Chóng mặt - Nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu, chóng mặt là những hiện tượng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ấy cứ lặp đi lặp lại liên tục thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy nên có những biện pháp để loại bỏ căn bệnh này.

Đau đầu, chóng mặt là hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện tượng trên lặp đi lặp lại liên tục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, cần có những giải pháp để loại bỏ căn bệnh này.
Theo các chuyên gia, rất nhiều bệnh có biểu hiện chóng mặt liên quan tới hệ tim mạch như: thiểu năng ôxy não, thiếu máu não do tổn thương hệ tuần hoàn đốt sống thân nền, hạ huyết áp, tăng huyết áp, xơ hóa mạch máu, các bệnh về tim mạch, hẹp quai động mạch chủ, rối loạn thần kinh tim, phồng động mạch cảnh...
Do đó, điều cơ bản là xác định nguyên nhân gây chóng mặt và điều trị theo phác đồ mới khỏi được. Tuy nhiên, việc chẩn đoán nguyên nhân có những khó khăn. Cho nên các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệu chứng cho người bệnh dễ chịu và kết hợp dùng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh những công việc nguy hiểm như làm việc trên cao, chạy máy, lái xe...

Áp dụng bài tập chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, bệnh nhân nên tự tập nằm nghiêng một bên, đợi cho hết chóng mặt khoảng 30 giây rồi chuyển sang bên.
Tiếp tục thực hiện bài tập trên cho đến khi hết chóng mặt thì thôi. Sau đó cần nghỉ 3 tiếng đồng hồ rồi lại tập tiếp, tập 2 ngày liền sẽ thấy bệnh giảm đáng kể. Tuy nhiên, nếu chóng mặt tăng cần khám tại cơ sở y tế để tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cụ thể.

Những điều cần biết về chứng lạnh tay chân

Câu hỏi: Bác sĩ ơi, chân tay của tôi lúc nào cũng lạnh, mặc dù là đang mùa hè mà vẫn lạnh, còn mùa đông thì lạnh như băng. Vậy tôi đang bị sao vậy ạ?


TS. BS Ai Lee - Thành viên Ủy ban Chứng nhận quốc gia về Châm cứu và Y học Phương Đông (Mỹ), trả lời:
Chào bạn, chứng tay chân lạnh thường gặp ở phụ nữ. Nó có thể là biểu hiện của một số bệnh như:
- Tay chân lạnh thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều và trí nhớ giảm sút: Bệnh do suy giảm hoạt động tuyến giáp.
Tay chân lạnh, tê buốt: Cơ thể đang thiếu vitamin B.
Tay chân lạnh trong cả mùa hè: Tình trạng thiếu máu.
Tay chân lạnh, các đầu ngón có màu trắng nhợt nhạt: Viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu.
Bạn nên tới bác sỹ để xét nghiệm máu và thực hiện các kiểm tra lâm sàng khác để xác định đúng nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân bác sỹ sẽ áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh điều trị, bạn có thể áp dụng các cách sau để giữ ấm chân, tay:
- Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân tay trong nước ấm pha muối từ 10 - 15 phút.
- Không nên đi tất (vớ) hoặc mặc quần áo quá chật vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn tốt hơn.
- Tập thể dục đều đặn.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu những chất như: Vitamin E, B1, B3, B12, sắt, gia vị cay, thực phẩm nóng, dùng các loại thảo dược có tính nóng như quế, tiêu, sâm, nhục đậu khấu…
Chúc bạn sức khỏe!

Giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường bằng việc tập tạ

Tôi có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường. Tôi muốn giải nguy cơ có thể mắc bệnh, tôi cũng đã nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa là nên tập aerobic, nhưng tôi thích tập tạ hơn. Xin hỏi chuyên gia, tập tạ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh không?

Chào bạn,
Tập thể dục đặc biệt là aerobic giúp giảm nguy cơ đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích tập aerobic, mà chỉ đơn giản là thích tập tạ tại nhà. Theo một nghiên cứu từ Đại học Harvard và Đại học Nam Đan Mạch, tập tạ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Cơ thể của bạn cần glucose để hoạt động, mà glucose xuất phát từ tinh bột và đường ăn. Hormone insulin giúp cung cấp glucose từ máu vào các tế bào của cơ thể. Nhưng nếu bạn không sản xuất đủ insulin, hoặc nếu các tế bào trong cơ thể bỏ qua insulin, bạn có thể phát triển thành đái tháo đường type 2.
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố có nguy cơ lớn dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2, bởi vậy hoạt động aerobic giúp đốt cháy một lượng lớn năng lượng, giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường. Thật vậy, trong một nghiên cứu, những người đàn ông dành 150 phút/tuần để tập aerobic, đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi hoặc tennis làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường 52%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, những người đàn ông dành 150 phút/tuần để tập tạ cũng làm giảm 34% nguy cơ mắc đái tháo đường. Lý do vì bạn cần sử dụng glucose để phát triển cơ bắp, tập tạ giúp tạo ra nhiều cơ bắp, bởi vậy cần nhiều glucose hơn, giúp làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, tập aerobic ngoài lợi ích giúp giảm nguy cơ đái tháo đường, nó còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, và kéo dài tuổi thọ của bạn. Vì vậy tôi khuyên bạn nên có thói quen tập thêm một số bài tập aerobic hàng ngày .
Bạn cũng nên chăm sóc và giúp người nhà ổn định đường huyết bằng cách lập thực đơn ăn uống hàng ngày lành mạnh, cùng rủ người thân tập những bài tập aerobic phù hợp và tập thể dục cùng trong khi bạn tập tạ, đừng quên nhắc người nhà của bạn uống thuốc và sử dụng sản phẩm bổ sung đều đặn để hỗ trợ điều trị đái tháo đường, ổn định lượng đường trong máu, ngăn chặn những biến chứng do đái tháo đường gây ra.
Chúc bạn sức khỏe!

Thai nhi sẽ gặp nguy hiểm nếu sản phụ nằm ngửa khi ngủ

Chúng ta đều biết tư thế nằm của sản phụ cũng ảnh hưởng không kém đến thai nhi. Đặc biệt chú ý là tư thế nằm ngửa khi ngủ của sản phụ cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi.

Mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ


Trường hợp mẹ bầu thường nằm ngửa khi ngủ, tư thế này chỉ an toàn cho bạn trong ba tháng đầu. Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và đặc biệt là tam cá nguyệt thứ 3 thì mẹ bầu không nên nằm ngửa trong khoảng thời gian quá lâu. Lý do là lúc này, trọng lượng tử cung tăng liên tục, một khi nằm ngửa, trọng lượng này sẽ đè lên các tĩnh mạch lớn gây chèn ép quá trình bơm máu từ chân về tim.

Nguy cơ mẹ bầu và thai nhi gặp phải khi nằm nằm ngửa để ngủ

Khi mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi:
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản, có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngã sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.
Làm tê liệt tĩnh mạch chi dưới:
Tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai thường có trạng thái giãn nở, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm. Do đó, thai phụ cần phải chú ý nhiều trong vấn đề nằm như thế nào để hợp lý. Nếu như thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.
Khi mẹ nằm ngửa sẽ làm giảm lưu lượng máu:
Khi thai phụ nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới, gây cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới và hậu quả là giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng. Và việc bị giảm lưu lượng máu xuống tử cung và cuống rốn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Khiến cơ thể mẹ bầu phù nề:
Trong thời kì mang thai, cơ thể thai phụ tích nước nên phần chân càng dễ xuất hiện tình trạng phù nề, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp dẫn tới hiện tượng phù nề toàn thân. Do đó, nếu đang có hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dùng thuốc giảm đau khi đang mang thai có tác hại gì?

Khi đang mang thai thì sản phụ phải chịu đựng những cơn đau nhức hành hạ. Ví dụ như đau đầu, đau bụng,... Tuy nhiên đừng vì thế mà sử dụng bất kì loại thuốc giảm đau nào khi chưa được bác sĩ đồng ý.

Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nhiều loại hoóc-môn trong cơ thể và do áp lực ngày càng lớn của thai nhi đè nặng lên cột sống, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với nhiều con đau nhức dai dẳng. Và trong nhiều trường hợp, mẹ bầu phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau để có thể “chiến đấu” với những triệu chứng khó chịu này. Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau không thường được khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu.


Một số loại thuốc giảm đau gây ảnh hưởng đến thai nhi

Một nhóm thuốc giảm đau có gốc thuốc phiện làm tăng nguy cơ dị tật não, cột sống và tim mạch. Chúng cũng có thể gây ra sinh non nếu mẹ bầu uống vào trong quá trình mang thai. Khi mang thai mà mẹ bầu sử dụng những loại thuốc này khiến trẻ bị những triệu chứng ngay khi sinh ra, một tình trạng gọi là hội chứng cai sơ sinh (NAS), một vấn đề ngày càng tăng tại các bệnh viện Mỹ.
Những loại thuốc giảm đau bao gồm codeine, oxycodone, hydrocodone hoặc morphine thường được kê đơn cho những bệnh nhân không đáp ứng với aspirin, ibuprofen và paracetamol. Những loại thuốc dựa trên thuốc phiện có hiệu quả giảm đau lớn nhất, nhưng chúng cũng có những tác dụng phụ như nguy cơ buồn ngủ và buồn nôn.
Ảnh hưởng của thuốc giảm đau như thế nào đến thai nhi và mẹ bầu 
Thông thường, các bác sĩ sẽ rất hạn chế cho mẹ bầu sử dụng thuốc giảm đau. Bởi một khi các loại thuốc này đi vào cơ thể mẹ, chúng sẽ làm thay đổi đến kích thước mạch máu cuống rốn, ảnh hưởng đến việc cấp máu cho thai nhi. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroidal (NSAIDs) có thể gây ức chế hay thu hẹp tất cả cá mạch máu chính làm cản trở con đường vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn có thể gây tử vong cho bé. Hơn nữa, phần lớn các cơn đau xảy ra ở mẹ bầu là do dây thần kinh, dây chằng và xương gặp phải vấn đề nào đó và NSAIDs lại không hiệu quả với những vấn đề này. Vì vậy, loại thuốc này không thường được khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu.
Chẳng hạn như thuốc giảm đau đầu có thành phần chính là paracetamol có tác dụng giảm đau nhức, được dùng chủ yếu trong các trường hợp bj cảm cúm, đau đầu hoặc đau nhức một bộ phận khác trên cơ thể. Vì thế, khi bị đau đầu, nhiều mẹ bầu thường nghĩ ngay tới việc uống paracetamol. Trên thực tế nó có ảnh hưởng rất nhiều.
Câu trả lời là mẹ sẽ được sử dụng thuốc đau đầu khi có sự chỉ định của bác sĩ. Như đã nói, paracetamol là thành phần không gây hại tới thai nhi nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đau đầu, không phải thuốc nào đều chỉ chứa mỗi paracetamol mà có thể kèm theo nhiều thành phần khác.
Theo các cuộc nghiên cứu của y học thì paracetamol là một chất chưa xác định được tính an toàn của nó trong thai kỳ liên quan tới tác dụng không mong muốn đối với sự phát triển của thai nhi.

Sinh thường mang lại lợi ích gì cho sản phụ và thai nhi?

Mọi bác sĩ đều khuyên sản phụ nên chọn giải pháp sinh thường bởi khi sinh thường sẽ có vô số lợi ích tuyệt vời cho cả sản phụ lẫn thai nhi.
Ngay nay, khoa học công nghệ phát triển nên nhiều phụ nữ mang thai thường lựa chọn sinh mổ để giúp bớt đau. Tuy nhiên, việc chọn giải pháp sinh mổ sẽ không có nhiều lợi ích tốt so với cách đẻ thường. Đẻ thường sẽ có những lợi ích tuyệt vời mà chị em nên tham khảo dưới đây nhé.

Những lợi ích tuyệt vời khi đẻ thường đối với bé yêu



Hầu hết các biện pháp sinh đẻ tự nhiên đều không có tính can thiệp, nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho mẹ và bé.
Khi người mẹ đẻ thường thì tử cung co vào có quy luật và mở ra khi sắp sinh làm tăng tính đàn hồi của phôi thai, giúp phổi của thai nhi được tập luyện, sự co giãn của tử cung sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho trung ương hô hấp của phần não.
Khi đẻ thường, do tác dụng của áp lực khi sinh, có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Trong khi đó, mổ đẻ không có tác dụng này.

Lợi ích khi đẻ thường đối với mẹ bầu



Rất nhiều phụ nữ họ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác thành công sau khi sinh. Họ bất chấp việc phải chịu đựng cơn đau mà vẫn chọn sinh thường trong lần sau. Với một số phụ nữ, việc được chủ động giúp giảm bớt ý thức về cơn đau.
Đẻ thường có thể khiến cửa âm đạo mở rộng, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ. Sản phụ sẽ không phải chịu những tác dụng phụ của thuốc giảm đau như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói…
Khi đẻ thường, thai phụ sẽ không bị mất đi cảm giác hay sự tỉnh táo, bạn sẽ hoàn toàn chủ động trong khi quá trình sinh. Vì vậy bạn có thể đi lại tự do, tìm kiếm những tư thế giúp bạn thoải mái khi đau đẻ và chủ động rặn đẻ. Thai phụ sẽ không cần phải gắn liền với các máy theo dõi vì vậy có thể đi lại nếu muốn, tắm táp hoặc sử dụng toilet thay vì nằm yên trên giường. Hơn nữa, việc đẻ thường sẽ mất ít sức hơn sau sinh so với sinh mổ. 

Tuy nhiên, vấn đề sinh thường ở mẹ bầu đôi khi cũng gặp một số bất lợi

không giống như khi gây tê ngoài màng cứng, các biện pháp này sẽ không loại bỏ cơn đau, vì vậy nếu bạn không muốn hoặc không thể chịu đau, bạn sẽ thích phương pháp gây tê màng cứng hơn. Ngoài ra, các biện pháp sinh thường sẽ không đủ để kiểm soát cơn đau nếu bạn gặp phải ca sinh phức tạp cần nhiều sự can thiệp, hoặc bạn bị kiệt sức sau khi đau đẻ quá lâu và cần phải ngủ. Nhưng bạn có thể thay đổi ý kiến và chọn gây tê màng cứng nếu không quá gần đến lúc sinh.

Không có nước, thai nhi sẽ chết trong bụng sản phụ

Mỗi chúng ta đều biết nước rất quan trọng trong cuộc sống. Đối với sản phụ và thai nhi cũng vậy, nước cũng có tầm quan trọng không kém. Vì vậy, nếu không có nước thì thai nhi sẽ chết trong bụng sản phụ nếu thiếu nước.
Ai cũng biết vai trò của nước trong cơ thể vừa là dung môi đưa dưỡng chất vào nuôi dưỡng tế bào vừa là thành phần chính hỗ trợ hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Đối với bà bầu, nên uống nhiều nước để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp thai nhi phát triển và đảm bảo sức khỏe hơn nữa.

Nước giúp cho mẹ bầu và bé luôn cảm thấy khỏe khoắn



Trong điều kiện khí hậu nóng như Việt Nam thì nước là một biện pháp giúp làm mát cơ thể hiệu quả, nhất là vào thời điểm mùa hanh khô, nóng nực.
Còn đối với sản phụ, khi bước vào thai kỳ, cơ thể người phụ nữ đòi hỏi mức độ dinh dưỡng cao hơn, do đó việc cung cấp nước nhiều hơn để tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan là rất cần thiết. Uống nhiều nước giúp giảm được phần nào tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu ở những tháng đầu thai kỳ và đặc biệt là giúp hạn chế tình trạng tích trữ chất lỏng, gây phù nề.

Nước vận chuyển dinh dưỡng cho thai nhi

Chắc chắn có nhiều mẹ bầu đang tự thắc mắc làm thế nào tất cả các chất dinh dưỡng của mình đang hấp thụ mỗi ngày lại được chuyển đến thai nhi của mình? Và bạn nên biết rằng tất cả đều bắt đầu từ nước. Nước tạo điều kiện cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết vào tế bào, cũng như vận chuyển vitamin, nguyên tố vi lượng, cùng các khoáng chất và kích thích tố đến các tế bào máu. Những tế bào máu giàu dinh dưỡng này sẽ đến nhau thai và cuối cùng là tới em bé của bạn. Có được điều đó tất cả phải nhờ vào sự giúp đỡ của nước.

Nước uống giúp mẹ bầu cảm thấy mát lành, thoải mái


Nếu bạn uống nước trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ giữ cho hệ thống làm mát của cơ thể hoạt động trơn tru ngay cả khi nhiệt độ bên trong đang rất cao bằng cách phân tán nhiệt dư thừa (qua đường mồ hôi).
Uống nhiều nước giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đồng thời giúp ích cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc cung cấp cho cơ thể lượng khoáng chất mát lành, không hóa chất không những giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất cần thiết mà còn loại bỏ được các độc tố.

Uống nước đều đặn sẽ ngăn chặn được hiện tượng phù nề

Lâu nay có nhiều ý kiến cho rằng uống nhiều nước sẽ gây hiện tượng phù nề. Tuy nhiên, đó là quan điểm hoàn toàn sai.
Thực chất, uống nhiều nước có thể tiếp tục giữ lượng nước thừa ở mức kiểm soát và giúp bạn không bị phù. Tuy nhiên một số hiện tượng phù nhất định khi mang thai vẫn sẽ xảy ra vì nó thể hiện sự gia tăng bình thường và cần thiết của chất dịch trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên cung cấp đủ nước cho mình. 
Ngoài ra, bạn nên thỉnh thoảng uống từng ngụm một để chất lỏng được cung cấp đều đặn trong cả ngày chứ không phải uống cả một cốc đầy ngay lập tức (khiến quá nhiều chất lỏng vào cơ thể cùng lúc có thể làm bạn thấy đầy bụng).

Cho con bú trong khi đang mang thai có nên không?

Nuôi dưỡng cả 2 mầm sống trong cùng một lúc là hoàn cảnh mà ít người phụ nữ nào được trải nghiệm qua.

Con đầu chưa kịp cai sữa bạn đã phát hiện mình có bầu lần 2. Ngay lập tức một loạt câu hỏi và lo lắng chạy qua đầu: Mình có thể vừa cho con bú vừa mang bầu được không? Điều đó sẽ ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng? Đến đứa bé chưa kịp lớn của mình? Liệu mình có thể cho hai con bú cùng lúc?

Tất cả cảm xúc cũng như những câu hỏi này là hoàn toàn có thể hiểu được. Và để có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn và con, trước tiên hãy tìm hiểu về những lợi ích, rủi ro của việc vừa mang thai vừa cho bú cũng như sự sẵn sàng của bản thân và bé.
Có an toàn?

Rất nhiều mẹ lo lắng cho bú trong khi mang thai sẽ gây ra các cơn co bóp tử cung. Tuy nhiên, nếu thai hoàn toàn bình thường, những cơn co bóp này không phải là vấn đề, khó có thể gây ra tình trạng sảy thai. Do oxytocin - hormone được sinh ra trong quá trình cho bú, có khả năng kích thích co bóp tử cung - thường được sản sinh ra một lượng rất nhỏ. Những cơn co bóp này vô hại với bào thai.


Bên cạnh đó, một lượng nhỏ hormone sản sinh trong thời kỳ mang bầu cũng sẽ được chuyển vào sữa mẹ. Tuy nhiên, những hormone này cũng không ảnh hưởng đến bé đang bú.


Dù việc nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang bầu về cơ bản là an toàn, nhưng vẫn có một số trường hợp như dưới đây, người mẹ được khuyên nên chuyển sang cho con ăn dặm hoàn toàn:

- Mang bầu nguy cơ cao hoặc có nguy cơ đẻ non

- Mang thai đôi

- Được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang bầu

- Bị chảy máu hoặc bị đau tử cung

Bé đã sẵn sàng?

Một khía cạnh quan trọng khác cần được xem xét khi bạn phát hiện ra mình đã có bầu trong lúc đang cho con bú là liệu bé đang bú mẹ đã đủ lớn để ăn dặm hay chưa. Những yếu tố ảnh hưởng tới điều này gồm có tuổi, tính cách của bé cũng như phản ứng về mặt tâm lý, thể chất của bé với việc mang thai của mẹ.

Thông thường, nguồn sữa mẹ sẽ bị giảm trong tháng thứ 4 và thứ 5 của thai kỳ. Điều này dẫn đến việc thay đổi vị sữa và có thể khiến bé khó chịu và tự cai sữa sớm hơn bạn nghĩ.

Tương tự, bạn cũng có thể tự hỏi rằng bản thân đã sẵn sàng cai sữa, việc mang bầu ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa bạn với đứa con lớn? Lúc này, bé bú mẹ chủ yếu vì dưỡng chất hay vì cảm giác dễ chịu?

Những cân nhắc trên là yếu tố quan trọng để bạn có kiểm soát sức khỏe cũng như sự phát triển lành mạnh của đứa con lớn trong trường hợp chúng chưa được 6 tháng tuổi - độ tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Trong khi đó, những đứa trẻ đã ăn dặm có thể sẽ thích đồ ăn ngoài hơn bú mẹ khi thấy nguồn sữa bị giảm.

Khó khăn tiềm ẩn

Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang thai rất có lợi nhưng cũng tiềm ẩn một số thách thức. Chẳng hạn, bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề về thể chất như nôn mửa khi cho bú và núm vú chua. Gần 75% phụ nữ khi mang bầu có núm vú chua.

Ngoài ra, một số phụ nữ lo lắng cho con ti trong quá trình mang thai có thể làm cho tình trạng mệt mỏi thêm trầm trọng. Tuy nhiên, nuôi con bằng sữa mẹ không phải là điều gì quá vất vả. Bạn có thể ngồi hoặc nằm cho con bú và tận hưởng những giây phút được thả lỏng cơ thể và chứng kiến sự thỏa mãn của con khi no sữa.
Đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt


Nếu bạn quyết định nuôi con bằng sữa mẹ dù mang thai, điều tối quan trọng là bạn phải ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bé đang bú và thai nhi trong bụng. Lượng calorie cần bổ sung vào cơ thể tùy thuộc vào tuổi của bé đang bú. Bạn sẽ cần phải ăn thêm khoảng 500 calorie/ngày nếu bé đã ăn được thức ăn khác hoặc 650 calorie/ngày nếu bé dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ hoàn toàn.

Sang thai kỳ thứ 2, bạn nâng lượng calorie cần bổ sung thêm 350 calorie và 450 calorie trong thai kỳ thứ 3. Nếu đang ở thai kỳ thứ nhất và cảm thấy khó ăn uống vì nghén, bạn có thể yên tâm vì lúc này, bạn không cần bổ sung thêm bất kỳ lượng calorie nào.

Nuôi con bằng sữa mẹ trong lúc mang bầu là một quyết định gồm cả 2 yếu tố sức khỏe và cảm xúc. Nếu bạn sẵn sàng cả về thể chất lẫn tâm lý thì không có lý do gì ngăn bạn làm điều bạn muốn!