Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Chữa nhức đầu cực kỳ hiệu quả nhờ những mẹo sau

Nhức đầu không còn xa lại gì với chúng ta. Đặc biệt là ngày nay khi áp lực công việc càng nhiều, nhiều tác động từ bên ngoài và môi trường xung quanh. Các cơ nhức đầu sẽ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi làm cản trở công việc hằng ngày và làm giảm sút chất lượng cuộc sống.

Các cơn nhức đầu có thể cản trở công việc hằng ngày và làm giảm sút chất lượng cuộc sống của bạn. Những biện pháp sau sẽ giúp bạn tự ngăn ngừa và khống chế các cơn nhức đầu ngay tại nhà.
Giảm căng thẳng ở cơ quan và ở nhà: Thường xuyên lên kế hoạch trước công việc phải làm. Đừng trì hoãn những công việc cần làm ngay. Nên ngủ sớm và dậy sớm. Phải ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày.
Nghỉ giải lao: Dù có bị nhức đầu hay không thì chúng ta đều cần phải nghỉ giải lao để cơ thể được thư giãn. Thoát ra khỏi tình trạng căng thẳng bằng cách đi bộ hay suy nghĩ về một điều gì đó để thư giãn trong 1-2 phút (ví dụ tưởng tượng đang ngắm một bông hoa). Nếu có nhiều thời gian hơn thì một giấc ngủ ngắn trong phòng tối sẽ giúp bộ não phục hồi lại trạng thái bình thường.
Tập hít thở sâu: Những bài tập về hít thở sẽ giúp giảm căng thẳng. Thư giãn  tất cả mọi bắp cơ. Hít vào chậm và sâu. Tập trung chú ý vào việc hít thở. Nín thở trong vài giây rồi thở ra từ từ toàn bộ thể tích khí trong phổi. Lặp đi lặp lại nhiều lần.
Vận động: Vận đông là cách giúp cơ thể được khỏe mạnh, cải thiện sức khỏe. Tập thể dục nhịp điệu vì đây là một phương pháp tốt để làm giảm nhức đầu và tạo cảm giác sảng khoái về thể chất cũng như tinh thần.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp:

Để có một sức khỏe thật tốt thì một chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố không thể bỏ qua. Một chế độ ăn cân đối, giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất sẽ đem lại cảm giác sảng khoái. Ăn uống đúng giờ giấc và không nên bỏ bữa.
Biện pháp làm lạnh: Chườm nước đá là một trong số các biện pháp điều trị nhức đầu không dùng thuốc hiệu quả nhất. Dùng càng sớm thì hiệu quả càng cao. Ngoài cách áp nước đá vào vị trí đau, nên thử áp túi nước đá vào trán, thái dương.

Biện pháp làm nóng: Hãy tắm nước ấm. Nên để vòi sen xịt nước ấm xuống đầu, cổ, vai. Nhiệt độ làm thư giãn các bắp cơ, tăng lưu thông máu và có thể giảm nhức đầu.
Dùng thuốc: Có thể dùng acetaminophen hay paracetamol. Phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về liều lượng.
Đi bác sĩ: Ở một số ít trường hợp, nhức đầu là dấu hiệu của một bệnh lý đang còn ẩn nấp đâu đó. Hãy đi bác sĩ khám ngay nếu nhức đầu không đáp ứng với điều trị hoặc có các biểu hiện: Đột ngột và dữ dội; đột ngột, dữ dội và cứng gáy; nhức đầu kèm sốt, kèm co giật, kèm lú lẫn hay mất ý thức; nhức đầu sau một cú đánh vào đầu; nhức đầu kèm với đau mắt hay đau tai; nhức đầu dai dẳng ở một người trước đây chưa từng bị nhức đầu; nhức đầu tái đi tái lại ở trẻ em; nhức đầu sau tuổi 50; nhức đầu sau một tai nạn
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn giải quyết được những cơn nhức đầu gây khó chịu. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.


Nên để ý nếu bạn nôn mửa kèm những dấu hiệu sau

Sức khỏe của chúng ta dù có tốt đến đâu cũng không tránh khỏi việc nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Có khi là do độ cao, say xe, ốm mà chúng ta có triệu chứng buồn nôn khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Cũng có những trường hợp khác, buồn nôn và nôn mửa là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp trục trặc. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cho rằng buồn nôn hay nôn mửa không đáng để tâm. Chúng ta hãy cùng đọc bài viết này để xem những triệu chứng buồn nôn hay nôn mửa có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn không nhé!
1. Buồn nôn đi kèm cơn đau ở ổ bụng
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đi kèm với đau đột ngột ở vùng bụng phải trên, và có thể lan sang một số phần khác của bụng hoặc lưng. 
Chẩn đoán: Sỏi mật hoặc viêm túi mật.

Biện pháp: Nếu cơn đau vẫn dai dẳng hoặc càng tệ thêm khi ăn những đồ béo, mỡ, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để chẩn đoán sớm tình hình. 
2. Buồn nôn kèm theo đau bụng nhưng trở đi trở lại
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện từ từ và tiếp tục hoặc trở đi trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể kèm theo đau, khó chịu ở bụng, tiêu chảy, táo bón, phù, đầy hơi, và  một số vấn đề về dạ dày khác. 
Chẩn đoán: Có thể là do bệnh mãn tính như không dung nạp lactoza, hội chứng kích thích ruột, loét, dị ứng thức ăn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc loét dạ dày
Biện pháp: Hãy đi khám và tìm cách điều trị sớm để giảm nhẹ và dứt điểm những bệnh này.
3. Buồn nôn đi kèm với đau ngực, khát nước và chuột rút cơ bắp
Mô tả: Cơ buồn nôn hoặc nôn mửa xảy đến cùng các triệu chứng khác như đau ngực, khát khô cổ, tăng hay giảm tiểu tiện, mất vị giác, sưng hoặc tê cóng chân tay, chuột rút cơ, khó tập trung, khó thở, hoặc choáng váng. 
Chẩn đoán: Tim, gan hoặc thận có vấn đề.
Biện pháp: Đến bệnh viện ngay lập tức. Một cuộc thăm khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện có thể xác định được tình trạng bệnh lý của cơ thể và có hướng điều trị thích  hợp. 
4. Buồn nôn đi kèm với tiêu hóa kém

Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa ra chất dịch màu đen, cảm giác nóng rát ở dạ dày và thực quản, khó tiêu, hoặc trào ngược. 
Chẩn đoán: Có thể có vết loét trong đường tiêu hóa trên hoặc trào ngược dạ dày- thực quản. 
Biện pháp: Đi khám bác sĩ, và bạn có thể phải thực hiện một ca nội soi, để kiểm tra trực quan và lấy mẫu mô sinh thiết từ bộ phận tiêu hóa, trước khi có thể xác định ra bệnh lý và có hướng điều trị.
5. Buồn nôn đi kèm với sốt và đau dạ dày
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đến bất ngờ; có thể kèm theo đau quanh vùng rốn, sốt, mất vị giác, hoặc đi ngoài.
Chẩn đoán: Bệnh đau dạ dày.
Biện pháp: Nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị.
6. Buồn nôn đi kèm với thay thay đổi trọng lượng bất thường
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo đó là những triệu chứng không rõ nguyên do, như yếu ớt, chóng mặt, đau đớn hay thay đổi trọng lượng một các bất thường. 
Chẩn đoán: Có thể là biểu hiện của bệnh ung thư.
Biện pháp: Đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ngay khi có thể. 
7.Buồn nôn đi kèm khát nước và đi tiểu nhiều 
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, cùng với đó là khát nước, yếu ớt, tiểu tiện nhiều hoặc các vết thương rất khó lành. 
Chẩn đoán: Có thể do bệnh tiểu đường khó kiểm soát.
Biện pháp: Sớm đi khám bác sĩ để có hướng kiểm soát tình trạng tiểu đường của cơ thể. 


Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Dùng ngải cứu chữa 5 loại bệnh sau

Hầu như chúng ta đều biết cây ngải cứu và biết nó thường được dùng để làm trà hoặc thuốc mỡ để bôi da.Tuy nhiên, ngải cứu còn được coi là một loại cây có thể chữa được nhiều bệnh rất hay và hiệu quả.Dưới đây là công dụng của ngải cứu chúng ta nên biết

Chữa lành vết thương ngoài da
Việc chữa lành vết thương ngoài da của ngải cứu được khá nhiều người biết đến và áp dụng.Đặc biệt là ở vùng nông thôn, loại cây này không khó tìm, dễ mọc và chúng ta dễ phân biệt được với những loại cây khác bởi mùi đặc trưng riêng biệt của ngải cứu.
Những loại dầu chiết xuất từ ​​ngải cứu được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau.
Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn.
Dầu chiết xuất từ ngải cứu có thể gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh.
Hệ tiêu hóa
Theo Great Home Remedies, ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra.
Ngải cứu hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi và khí đốt, tăng cường sự thèm ăn.
Theo website Herbs2000, ngải cứu có chứa cả chamazulene - một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
Cũng theo Holistic Online, ngải cứu là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.
Tăng cường hệ thống miễn dịch

Theo Herbs2000, ngải cứu có đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng.
Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.
Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.
Tốt cho trí nhớ
Theo Home Remedies Great, ngải cứu có chứa một chất gọi là absinthin. Absinthin được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng.
Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.
Tốt cho phụ nữ
Ngải cứu cũng có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt và lợi tiểu, làm giảm chướng bụng khi hành kinh. Ngoài ra ngải cứu cũng làm giảm các cơn đau.


Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

6 loại thực phẩm nên có trong thực đơn của người bị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thuộc về xương khớp, là do thời gian bị nhức mỏi cổ kéo dài nhưng bệnh nhân không chữa trị .Tuy nhiên, với căn bệnh này việc chỉ sử dụng thuốc sẽ khiến quá trình chữa trị lâu hơn và kém phần hiệu quả. Vì vậy phải kết hợp với chế độ tập luyện, sinh hoạt và ăn uống hợp lý.Đối với thoái hóa đốt sống cổ thì  cần bổ sung  những thực phẩm có các chất dinh dưỡng tốt cho hệ thống xương, đặc biệt là vùng các đốt sống ở cổ. Chính vì vậy, bạn cần bỏ sung các thức ăn sau:
:
Đây là loại thức ăn cung cấp vitamin D cho xương chắc khỏe, đồng thời kết hợp thêm chất Omega3 là chất có tác dụng kháng viêm, phòng ngừa viêm xương khớp rất tốt. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm rất tốt cho cả những người không mắc bệnh.
Súp lơ xanh:
Súp lơ xanh rất giàu chất canxi, magiê, kẽm và chất phốt pho giúp xương luôn chắc khỏe. Bạn có thể dễ dàng sử dụng súp lơ xanh cho thực đơn ăn mỗi ngày vì nó khá là dễ để chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Cây Atiso:
Trong loại cây này có rất nhiều chất xơ, mangan, kali hơn bất cứ loại rau nào khác. Chính vì vậy nó các tác dụng rất tốt trong việc chống lại bệnh phong thấp, bệnh suy nhược thần kinh.
Chuối tiêu:
Cung cấp kali và các chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi luôn ở mức hợp lý nhất, ổn định cơ thể.Đây là loại trái cây giúp chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả khá tốt.
Trái cây:

Bạn nên bổ sung các loại trái cây tốt cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ như: cam, quýt, bưởi, chanh có chứa nhiều vitamin V – một thành phần có tác dụng kháng viêm rất an toàn và giảm đau hiệu quả.
Các loại rau xanh: 

Giúp cho sự tái tạo xương, ngằn ngừa sự tổn thương, rạn nứt của hệ thống xương.
Những thực phẩm trên đều là những thực phẩm hoàn toàn quen thuộc và dễ dàng cho vào thực đơn hằng, chúng rất dễ ăn và cũng tốt cho những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hãy tập luyện chăm chỉ và có một chế độ ăn phù hợp để đẩy lùi căn bệnh này nhé! Chúc các bạn thành công.


Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

7 mẹo dân gian bạn nên quan tâm

Cơ thể chúng ta không phải lúc nào cũng khỏe mạnh. Dù có chăm chỉ tập luyện và ăn uống điều độ thì thỉnh thoảng vẫn gặp một số bệnh khiến cơ thể mệt mỏi chẳng hạn như nghẹt mũi,đau nhức tay chân, bong gân, trật khớp... Hay đi xe bị bụi hay con gì bay vào mắt, hay tối tự nhiên lại bị mất ngủ…dưới đây là những mẹo dân gian giúp bạn giải quyết những bệnh đó.
1.Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chuyện chúng ta bị bụi hay con gì bay vào mắt là chuyện quá bình thường. Tuy nhiên, khi mắt cảm thấy khó chịu, chúng ta thường có thói quen đưa tay lên dụi ngay.Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
2. Mũi nghẹt cứng:
Bị nghẹt mũi chỉ là triệu chứng đơn giản khi chúng ta bị cảm. Tuy nhiên lại khiến chúng ta muôn phần khó chịu vì cảm thấy thở cũng muôn phần khó khăn. Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
3. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
4. Bong gân, trật khớp cổ tay:

Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
5. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
6. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
7. Mất ngủ

Mất ngủ giờ không chỉ là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi mà còn là bệnh thường gặp ở giới trẻ bây giờ. Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
Trên đây là 7 cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian cực hay mà hiệu quả. Đay hoàn toàn là những bệnh chúng ta thường gặp vì vậy bài viết này mong sẽ giúp ích được các bạn, có thể chữa khỏi bệnh mà không phải sử sụng đến thuốc tây. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.


Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Cách phân biệt một số loại rau có hóa chất hay không

Thực phẩm sach hay không luôn là vấn đề được các chị em quan tâm. Bên cạnh việc hôm nay ăn gì, nấu như thế nào thì việc đi chợ để có thực phẩm tươi ngon nhất cũng là vấn đề nan giải. Đối với các loại rau củ, ngoài việc để ý xem rau có tươi xanh và ngon không thì chúng ta còn phải để ý thêm việc rau có tươi quá, xanh quá hay có hóa chất, thuốc sâu không? Dưới đây là cách phân biệt được rau có hóa chất hay không đối với 4 loại thực phẩm hay được các gia đình lựa chọn trong bữa ăn.
Rau cải

Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn rất cao do không đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn uống.
Đậu cô-ve
Những quả đậu cô-ve bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt ấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có tì vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.
Giá đỗ

Cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ thường hấp dẫn các bà nội trợ. Thế nhưng đó có thể là những cọng giá sản xuất sử dụng các loại hóa chất kích thích độc hại.
Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn lẫn các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển nhanh. Loại thuốc này khi xào sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.
Mướp đắng
Khi mua tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các chị em có thể lựa chọn được những thực phẩm tốt nhất để chuẩn bị cho gia đình những bữa ăn ngon miệng và hập dẫn.




Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Chỉ bạn 3 cách chữa đau bụng cực hiểu quả nhé

Đau bụng hay đau dạ dày là những chứng bệnh gây phiền toái khó mà chữa trị trừ khi bạn biết nguyên nhân gây ra nó.Đau bụng cũng chẳng xa lạ với bất kỳ ai, chúng ta thường bị đau bụng bất chợt và không thể biết được nguyên nhân là vì sao. Tuy nhiên nếu bạn bị bệnh đau bụng đơn thuần thì các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn dứt điểm hiệu quả những cơn đau.

Sử dụng một cái khăn nóng
Một chiếc khăn nóng hoặc ấm sẽ giúp ích ch
o cơn đau bụng của bạn. Tuy nhiên có thể sử dụng một chai nước ấm thay thế. Nhiệt độ cao giúp nới lỏng và làm thư giãn cơ bụng. Bên cạnh đó, hơi nóng còn khiến giảm cơn đau đáng kể.
Bạn sẽ cần:
- 1 chiếc khăn nóng (hoặc một chai nước ấm hay vật khác tương tự)
- Một nơi thật thoải mái để nằm
Hướng dẫn:
Nằm xuống thật thoải mái, dùng khăn nóng đặt lên vùng bụng, để vậy khoảng 15 phút. Bạn có thể làm liên tục cho đến khi giảm cơn đau.
Nước gạo
Nước gạo chính là thứ tưởng chừng như bỏ đi sau khi vo gạo. Tuy nhiên nó có rất nhiều công dụng và giúp giảm đạu bụng là một ví dụ. Nó cũng đóng vai trò như một chất giảm viêm dạ dày.
Bạn sẽ cần:
- ½ bát gạo
- 2 bát nước
Hướng dẫn:
Nấu gạo với lượng nước gấp đôi bình thường. Đặt chúng trên ngọn lửa vừa. Khi gạo bắt đầu trở nên mềm hơn , tắt lửa, đậy nắp và đợi 3 phút. Rót nước gạo ra ly và uống khi còn ấm, bạn có thể thêm một chút mật ong nếu muốn.
 Trà gừng

Gừng có chứa các hoá chất tự nhiên giúp thư giãn cơ trơn, cơ bắp đường ruột, do đó làm giảm đau bụng hoặc đau dạ dày. Tinh chất gừng cũng rất tốt trong việc giảm buồn nôn nên sẽ có ích cho những bạn hay bị say tàu xe.
Bạn sẽ cần:
- 1 củ gừng
- Dao
- 1-2 cốc nước
- Có thể thêm mật ong ( nếu muốn)
Hướng dẫn:
Rửa, lột vỏ, rồi băm nhỏ gừng. Đun sôi gừng đã băm với 1-2 cốc nước trong tầm 3 phút. Có thể thêm một chút mật ong tùy thích rồi từ từnhấm nháp và thư giãn.

3 phương thuốc trên thật đơn giản phải không nào. nhanh chóng note lại để phòng những trường hợp đau bụng làm bạn khó chịu. Lưu ý là chỉ dùng trong những trường hợp đau bụng đơn thuần thôi, nếu bị nặng thì các bạn đến bác sĩ để điều trị kịp thời nhé!

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Mật ong và tác dụng đáng ngạc nhiên khi trị thâm môi

Bên cạnh làn da trắng sáng mịn màng, thì đôi môi hồng, tươi sáng luôn tạo sức hút đặc biệt cho cả phái đẹp lẫn cánh mày râu. Tuy nhiên, do nhiều tác nhân từ ánh sáng mặt trời, thói quen hút thuốc lá, tiêu thụ các thức uống chứa caffein, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, bị dị ứng hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến đôi môi bạn trở nên thâm sạm và kém sắc. 
Tuy nhiên, có rất nhiều cách để làm sáng đôi môi bị thâm. Thời gian cần cho mỗi biện pháp là khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên để giúp đỡ và điều trị làm sáng môi thâm bằng mật ong.

Mật ong là một thành phần tự nhiên để điều trị đôi môi thâm. Nó không chỉ làm sáng đôi môi của bạn mà còn làm mềm môi.

·        Phương pháp 1:
Thành phần: Mật ong
Cách làm:
Thoa mật ong lên môi sau đó để qua đêm, sáng hôm sau khi ngủ dậy bạn chỉ cần rửa sạch. Thực hiện hằng ngày , chỉ sau 1-2 tuần bạn đã thấy môi bạn hết hẳn thâm và hồng lên một cách tự nhiên.
·        Phương pháp 2:


Thành phần: gồm ½ muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng canh bột nghệ
Cách làm: Trộn đều mật ong và bột nghệ trong một cái bát sau đó thoa đều lên vùng môi thâm và để nó khô trong 2-3 phút và rửa sạch với nước.
Lặp lại thường xuyên cho đến khi nhìn thấy kết quả

·        Phương pháp 3: 
Thành phần : gồm mật ong và sữa tươi
Cách làm: Trộn mật ong và sữa tươi vào một cái bát sau đó thoa đều lên môi và
để khô trong 30 – 40 phút và rửa sạch với nước.
Lặp lại hàng ngày đến khi thấy tác dụng.
Thật đơn giản phải không nào, chỉ cần dành ra ít phút mỗi ngày với mật ong, bạn đã có được một bờ môi hết thâm, hết sậm màu, mà thay vào đó là một bờ môi hồng và mềm mịn. Còn ngần ngại gì nữa mà không thử nào, hãy chăm sóc môi bạn như chăm sóc làn da của mình nhé!