Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nhận diện một số đặc điểm của rau nhiễm hóa chất

Rau củ khi bị nhiễm hóa chất, đi vào cơ thể sẽ lắng đọng và tích tụ lại thành chất độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Do đó, việc trang bị kiến thức để nhận biết một số dấu hiệu của rau củ nhiễm hóa chất sẽ rất hữu ích cho những lần mua sắm sau của bạn.

Giá đỗ

Người tiêu dùng thường thích mầm giá to, trắng, giòn và ít rễ. Để làm được giá đỗ như vậy một phần rất ít do kinh nghiệm của người làm giá nhưng chủ yếu khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loài thuốc trừ cỏ có tính hướng gốc (để diệt phần rễ cây mà phần mầm cây không bị ảnh hưởng) pha loãng, sau đó tưới lên giá đỗ và ủ lại.


Những loại giá đỗ này khi làm nộm hoặc xào tái ta thấy nước có màu nhờ đục từ giá đỗ chảy ra đĩa.

Rau ngót

Để lựa chọn rau an toàn, bạn nên tránh những bó rau ngót có lá quá non, to, mỏng lá. Hãy chọn những bó lá dày vừa phải, sẫm màu.

Cà chua

Những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm.



Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.

Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)

Khi nhìn thấy ngọn dài và non, khoảng cách giữa các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

Rau cần

Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen... là loại rau cần phun quá nhiều thuốc trừ sâu (nhóm lân hữu cơ) và phân bón qua lá.

Mướp đắng

Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.Những quả to, màu xanh nhạt, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn.




Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti sẽ an toàn và chất lượng.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lười vệ sinh lưỡi

Chăm sóc răng miệng không chỉ bao gồm việc đánh răng đều đặn mà chúng ta còn cần thực hiện vệ sinh lưỡi bằng cách cạo đi mảng bám trên lưỡi. Thế nhưng, nhiều người lại bỏ lơ bộ phận này. Sau đây là những vấn đề bạn sẽ gặp phải nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên.



Hơi thở hôi

Hơi thở có mùi là điều tối kỵ khi chúng ta giao tiếp. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn làm ảnh hưởng đến người khác. Nếu hơi thở của bạn bị hôi, hãy sửa lại thói quen vệ sinh răng miệng. Ngoài việc đánh răng, bạn nên làm sạch lưỡi để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.

Bệnh nướu răng

Lưỡi của bạn bẩn không chỉ gây ra những vấn đề về sức khỏe liên quan đến lưỡi mà còn là tác nhân gây bệnh nướu răng. Nhiễm trùng do vi khuẩn từ lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến lợi khiến nướu đỏ, sưng lên và chảy máu.

Rụng răng

Đây là một trong những tác hại của việc lười cạo lưỡi. Khi nướu răng của bạn bị nhiễm khuẩn, răng của bạn có thể sẽ bị rụng.

Vị giác kém

Bạn khó cảm nhận được hương vị của món ăn nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên do tế bào chết, vi khuẩn hoặc nấm bao phủ trên lưỡi làm vị giác kém đi.

Thay đổi màu sắc

Nếu nhận thấy lưỡi của mình bị bao phủ bởi một màu trắng, xám... thì chắc chắn bạn đã không vệ sinh lưỡi hằng ngày. Nhiễm nấm có thể xảy ra dưới dạng một lớp phủ trắng trên lưỡi.

Nhiễm trùng nấm men

Bạn cũng có nguy cơ nhiễm trùng nấm men nếu không cạo lưỡi khi vệ sinh răng miệng.

Lưỡi đen

Đây là giai đoạn cuối của việc không vệ sinh lưỡi. Nếu bạn bỏ bê việc cạo lưỡi trong thời gian dài thì lưỡi chuyển thành màu đen hôi hám. Hình ảnh này thực sự khiến bạn trông khác lạ trong mắt người khác.a